Quan hệ giữa áp suất và nhiệt độ tuyệt đối của khí lý tưởng trong quá trình đẳng tích Quá trình đẳng tích

Khí lý tưởng là một loại chất khí tưởng tượng, chứa các hạt giống nhau có kích thước vô cùng nhỏ so với thể tích của khối khí và không tương tác với nhau, chúng chỉ va chạm đàn hồi với tường bao quanh khối khí.

Đường đẳng tích


Xét n {\displaystyle n} mol khí lý tưởng ở nhiệt độ T {\displaystyle T} và áp suất p {\displaystyle p} . Dựa vào phương trình trạng thái khí lý tưởng, ta có

p V = n R T ⟶ p T = n R V = c o n s t {\displaystyle pV=nRT\longrightarrow \;{\frac {p}{T}}={\frac {nR}{V}}=const}

Vậy, trong quá trình đẳng tích của một lượng khí lý tưởng nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.

Đường đẳng tích

  • Đường biểu diễn sự biến thiên áp suất của một lượng khí lý tưởng theo nhiệt độ khi thể tích khí không đổi theo thời gian được gọi là đường đẳng tích. Với các thể tích khác nhau của chất khí, ta có những đường đẳng tích khác nhau.
  • Trong hệ trục tọa độ, đường đẳng tích có dạng đường thẳng khi kéo dài sẽ đi qua gốc tọa độ.
  • Đường phía trên ứng với thể tích nhỏ hơn.